Mới đây trong báo cáo của Hiệp hội Bất động sản thành phố HCM về tổng kết thị trường địa ốc 5 tháng đầu năm 2018, theo đó dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI (vốn ngoại) tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản có xu hướng tăng trong thời gian gần đây..
Theo thống kê nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản HCM qua các năm cho thấy nguồn vốn ngoại đổ vào thị trường khu vực này tương đối khả quan. Cụ thể, năm 2016 đạt 1,497 tỷ USD chiếm 53,3%; tới năm 2016 chỉ số này có sự sụt giảm nhẹ khi chỉ đạt 1 tỷ USD; năm 2017 nguồn vốn này có xu hướng tăng khi đạt 1,01 tỷ USD; thống kê trong 5 tháng đầu năm nay nguồn vốn FDI đã đạt tới 216,3 triệu USD.
Xem thêm: Cẩm nang đăng tin miễn phí trên mạng về bđs hiệu quả tại http://bit.ly/2IUrges
Tính tới hết năm 2017, toàn thành phố HCM có tất cả 7.372 dự án có hỗ trợ từ nguồn vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD. Trong đó các quốc gia đổ vốn vào thị trường bất động sản HCM có thể kể tới Hàn Quốc, Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ.

thống kê trong 5 tháng đầu năm nay nguồn vốn FDI đã đạt tới 216,3 triệu USD.
Tại thành phố HCM các dự án bất động sản tiêu biểu đến từ sự hợp tác đầu tư của các công ty, doanh nghiệp điển hình như Công ty Nam Long hợp tác với Hankyu Hanshin Toho Group, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty An Gia hợp tác với Creed Group của Nhật Bản, Công ty Tiến Phát hợp tác với Sanyo Home Nhật Bản, CII hợp tác với Hongkong Land, VinaCapital, Sơn Kim Land hợp tác với Hankyu Hanshin, Capitaland, Công ty Phúc Khang hợp tác với Mitsubishi Corporation Nhật Bản,…
Bên cạnh đó, nguồn kiều hối về nước hàng năm luôn được giữ ở mức trên 10 tỷ USD. Trong đó, HCM chiếm tới 50% và khoảng 21% đầu tư vào bất động sản. Năm 2017 có tất cả 11 doanh nghiệp bất động sản lên sàn chứng khoán. Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm nay đã có 4 doanh nghiệp bất động sản lên sàn chứng khoán đó là Vinhomes thuộc VinGroup, Văn Phú Invest, Net Land, Đạt Phương. Theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ lên sàn chứng khoán từ giờ cho tới cuối năm như Cenland, Hải Phát, MBland, Hưng Thịnh Construction, …Đây là hướng đi mới hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển, hiệu quả cao và cũng là cách để khẳng định uy tín tên tuổi của thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, việc các doanh nghiệp tham gia trên sàn chứng khoán cũng thể hiện tính minh bạch, tạo điều kiện dễ dàng huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Các quốc gia đổ vốn vào thị trường bất động sản HCM có thể kể tới Hàn Quốc, Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ.
Nguồn vốn FDI chính là thước đo quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia về kết quả hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản. Thị trường này thường giữ được vị trí thứ 3 trong việc thu hút nguồn vốn ngoại đổ về Việt Nam và cũng là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh các chính sách ngày càng thắt chặt từ các ngân hàng thương mại dần hạn chế cấp tín dụng cho ngành này.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn vốn ngoại đổ về thị trường địa ốc HCM được nêu trong báo cáo:
Thứ nhất, do chính sách thay đổi các chính sách pháp luật về đầu tư kinh doanh địa ốc, nhà ở cho phép người nước ngoài đầu tư kinh doanh tương tự như nhà đầu tư trong nước.
Thứ 2, Việt Nam có nền tảng chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà tăng trưởng vững chắc cùng nhiều doanh nghiệp Việt có uy tín và năng lực, đặc biệt sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu giúp thị trường bất động sản trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ngoại hơn.
Nguồn: http://tapchidiaoc.org/von-ngoai-tie...a-oc-viet-nam/