căn hộ cosmo city quận 7 - Theo ông Đính, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn của người Việt, trong đó có phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng; tuy nhiên, có thực trạng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam thường đi theo đám đông, nghe lời đồn đoán và thường bị các hình ảnh quảng cáo cũng như chỉ nghe một phía từ chủ đầu tư để quyết định xuống tiền đầu tư.

cosmo city quận 7 - "Họ thường không tiến hành thẩm định, thẩm tra đánh giá toàn diện các dữ liệu thông tin về dự án cũng như khả năng kinh doanh, lợi thế dự án, năng lực chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành sau đầu tư; sự phù hợp của sản phẩm và những ưu thế nổi trội, giá bán", ông Đính nói.
Quảng cáo kiểu "dụ mồi"

Chỉ cần gõ cụm từ “mua bán đất”, xuất hiện hàng loạt trang quảng cáo rao bán bất động sản nhan nhản trên mạng. Nhiều trang web đăng với những câu từ mỹ miều như "đất chính chủ, thổ cư, vị trí đẹp gần trung tâm, gần chợ, trường học, siêu thị, bệnh viện, công viên, khu an ninh, giao thông tận tiện",… với hình ảnh sản phẩm bắt mắt. Tuy nhiên khi đi xem thực tế lại khác hoàn toàn.

cosmo city - Trong những ngày đi thực địa, chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp đăng tin giá bán thấp, khi khách gọi đến, lên xem thì ngã ngửa bởi giá đó là 50% hoặc 1/3 giá trị của sản phẩm.
Trong vai người cần tìm mua đất ở Bình Dương, người viết liên hệ với người đăng thông tin trên một trang web xưng là chính chủ rao bán lô đất nền ở huyện Bàu Bàng (Bình Dương) có giá chỉ 350 triệu đồng/nền 100m². Tuy nhiên khi đi xem, địa điểm xem đất lại là một khu dự án nằm cách vị trí được giới thiệu trước đó hàng chục km. Người dẫn đi còn cho biết, giá đăng trên mạng chỉ là 50%; nếu mua thì đặt cọc trước 20 triệu đồng/nền, khi nào mở bán sẽ thông báo cho người mua.

Dù quảng cáo trên mạng là có sổ hồng riêng từng nền, nhưng khi yêu cầu xem sổ thì nhân viên này nói hiện chủ đầu tư chưa tách ra từng nền, mà khi nào người mua đóng 95% sẽ “ra sổ”.

Giữa một rừng thông tin rao bán nhà đất trên mạng, người mua nếu không biết sàng lọc thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, có khi “tiền mất tật mang”.
Làm sao để tránh những thông tin ảo?

Trao đổi với Lao Động, Luật sư Lê Bá Thường cho biết, để để tránh bị lừa, mua đất chưa được duyệt quy hoạch, chưa tách sổ, đất ảo... thì cần chú ý các điểm sau:

Thứ nhất: Kiểm tra uy tín của chủ đầu tư xem có từng bị kiện tụng tranh chấp không, có nhiều dự án đã bàn giao cho khách và hoàn thành xây dựng...

Thứ hai: Đến UBND phường/xã nơi có dự án để kiểm tra dự án đã có sổ đỏ chưa, có giấy phép xây dựng không và đến UBND quận kiểm tra quy hoạch của dự án.

Thứ ba: Trước khi đặt cọc tiền, đề nghị chủ đầu tư cho xem dự án đã được ngân hàng bảo lãnh theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản để đảm bảo đủ tài chính thực hiện dự án.

Thứ 4: Nếu dự án xây dựng hình hành trong tương lai phải xem dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng: đường sá, điện nước... Nếu chưa thì dễ bị rủi ro vì theo quy định dự án phải làm cơ sở hạ tầng mới được bán.

Thứ 5: Nhờ thẩm định giá thông qua ngân hàng, công ty thẩm định giá...để biết về giá và tính pháp lý của hồ sơ nhà đất định mua.

Thứ 6: Thăm dò giá bán, thông tin nhà đất muốn mua với hàng xóm của khu nhà đất lân cận để biết giá rao bán thực.