Đây cũng là năm đầu tiên, vốn FDI đổ mạnh vào lĩnh vực kinh doanh ô tô sau nhiều năm ngành này chỉ đứng thứ 4 hoặc thứ 5 sau các ngành thu hút vốn ngoại "hot" là kinh doanh bất động sản và bán lẻ....

Trong năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đạt 24,4 tỷ USD, tăng hơn 1,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, con số giải ngân cũng tăng lên 15,8 tỷ USD so với con số 14,5 tỷ USD như năm 2015.

>>> Xe ô tô nhập khẩu chất lượng giá tốt: oto Kia Cerato, mua xe kia morning nhập khẩu được đăng bán tại OtoS.vn

Về các lĩnh vực đầu tư, đáng quan tâm nhất là con số thu hút vốn ngoại của ngành chế tạo luôn gia tăng, năm nay thu hút được hơn 1.000 dự án FDI vào lĩnh vực này, khiến chế biến, chế tạo tiếp tục đứng đầu trong các ngành, lĩnh vực nhà đầu tư ngoại đầu tư vào Việt Nam.

Đáng nói, năm 2016, ngành kinh doanh buôn bán ôtô đã nổi lên như hiện tượng đặc biệt khi số dự án FDI cấp mới, tăng thêm trên 505 dự án, đứng thứ 2 về các ngành thu hút FDI lớn nhất vào Việt Nam, xếp trên lĩnh vực thu hút nhiều FDI trong mấy năm qua là bất động sản.



Kinh doanh ô tô tại Việt Nam phát đạt, nên lượng vốn nước ngoài đã và đang đổ mạnh vào lĩnh vực này.

Đây cũng là năm đầu tiên, vốn FDI đổ mạnh vào lĩnh vực kinh doanh ô tô sau nhiều năm ngành này chỉ đứng thứ 4 hoặc thứ 5 sau các ngành thu hút vốn ngoại "hot" là kinh doanh bất động sản và bán lẻ....

Theo nhận định của Cục Đăng ký và Quản lý kinh doanh, Bộ KH&ĐT, việc có nhiều dự án FDI tập trung vào buôn bán ô tô, xe máy là do cơ chế, chính sách thuế đối với ô tô đang được cởi bỏ. Quan trọng nhất, các nhà đầu tư đã và đang nhìn thấy cơ hội kinh doanh từ thị trường tiêu thụ xe hơi lớn dần tại Việt Nam. Với doanh số đang tăng cao, thu nhập của phần lớn người dân tăng lên nhanh chóng, đây là cơ hội làm ăn lý tưởng cho các doanh nghiệp phân phối xe.

Thực tế, trên thị trường ghi nhận nhiều hãng xe đã và đang mở nhiều chi nhánh, đại lý thay vì đầu tư vốn mở rộng sản xuất, lắp ráp, trong đó có Mercerdes, Audi, BMW hay Ford đều tuyên bố hoặc âm thầm mở nhiều đại lý phân phối độc quyền và chi nhánh cung cấp xe mới tại Việt Nam.

Đi đầu là Mercerdes khi họ mở đến hơn 12 trung tâm phân phối, đại lý chính hãng trên toàn quốc trong năm qua. Không chịu thua kém, Toyota năm qua cũng nâng tổng số đại lý phân phối xe lắp ráp và nhập khẩu của mình tại Việt Nam lên con số 44, trong đó nhiều chi nhánh dành riêng bán và phân phối các dòng xe sang nhập khẩu như: Lexus, Accord... Cùng với đó, Ford cũng không kém cạnh khi chi nhiều tiền để mở rộng số đại lý, chi nhánh phân phối xe lên con số 27 chi nhánh trên cả nước, tăng gần 7 chi nhánh so với năm trước.

Ngoài các hãng và dòng xe ô tô phổ thông, hiện nhiêu hãng xe sang cũng có kế hoạch mở rộng thêm chi nhánh tại Việt Nam. Dù các hãng xe này không đầu tư sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, phải chịu mức thuế cao khi nhập xe nguyên chiếc như: Porsche, Audi hay Mini cooper...

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc tăng đầu tư mở chi nhánh, đại lý phân phối khiến giá các loại xe ôtô tại thị trường Việt Nam giảm mạnh, tăng tính cạnh tranh và thêm nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Tuy nhiên, áp lực mở cửa mạnh đã "phả" sức nóng vào doanh số bán hàng của các liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước. Điều này có thể dẫn đến việc các liên doanh thay đổi chiến lược sản xuất, chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc khi thị trường ô tô Việt Nam dỡ bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2018 đối với các loại xe được sản xuất từ các nước ASEAN.

Ngoài con số FDI tăng "bất thường" đối với lĩnh vực kinh doanh, buôn bán ô tô, hiện trạng thu hút FDI năm nay dấy lên lo ngại về số tỉnh, địa phương không thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, cả nước hiện có 12/63 tỉnh thành không thu hút được một đồng vốn đầu tư nước ngoài nào trong năm, đáng nói, nhiều tỉnh thành có tiềm năng và điều kiện phát triển như: Hậu Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bên Tre, Hà Giang, Đắc Nông, Gia Lai.... Bên cạnh đó, còn khá nhiều tỉnh chỉ thu hút dưới 5 dự án FDI/năm, với số vốn chỉ đạt từ 1 - 5 triệu USD/dự án.

Theo nhận định của chuyên gia Phạm Chi Lan, sự suy giảm thu hút FDI ở nhiều địa phương là do phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả nguồn lực và kế hoạch phát triển của mỗi tỉnh. "Không thể đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực mãi được, bởi nhiều tỉnh đã tìm ra con đường đi cho mình, hướng vào những sản phẩm đặc thù, đặc biệt để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư tư nhân, nước ngoài. Việc mở rộng số các tỉnh "trắng" FDI, đặt dấu hỏi về năng lực địa phương, họ sẽ làm gì hay chỉ "ngửa tay xin tiền" trung ương khi vốn đầu tư trung ương giảm, thu ngân sách đã hạn chế, và việc huy động vốn xã hội đang rất yếu kém như hiện nay", bà Lan cho hay.