Để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các nhà kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp, hay nói cách khác là phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy trước khi và sau khi hoàn thành thủ tục này, doanh nghiệp cần lưu ý các loại phí gì ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay theo khái niệm của Luật doanh nghiệp 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một văn bản bằng Giấy hoặc điện tử có thể hiện các thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà được Sở kế hoạch và Đầu tư cấp.

Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm các thông tin sau:

Tên và mã số doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Chi tiết về người đại diện theo pháp luật bao gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, và số giấy tờ pháp lý đối với cá nhân đại diện trong trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; cũng như thông tin về thành viên hợp danh của công ty hợp danh; và thông tin về chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Đối với thành viên là cá nhân, cung cấp thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, và số giấy tờ pháp lý. Đối với thành viên là tổ chức trong trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn, cung cấp tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính;
Thông tin về vốn điều lệ đối với công ty và vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể nào phải đóng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư 47/2019/TT-BTC, tổ chức và cá nhân đều chịu trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, theo khoản 1 của Điều 3 trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký doanh nghiệp được xác định là việc người thành lập doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, cũng như thông báo về bất kỳ thay đổi nào trong thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông tin này sẽ được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc thành lập doanh nghiệp mà còn bao gồm đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, và các thông báo khác theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bao nhiêu?
Phí đăng ký doanh nghiệp, bao gồm cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, là 50.000 đồng mỗi lần đăng ký.

Theo quy định của Điều 5 trong Thông tư 47/2019/TT-BTC, nhóm các đối tượng đươc miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Các doanh nghiệp thực hiện việc bổ sung hoặc thay đổi thông tin chỉ do thay đổi địa giới hành chính sẽ được hưởng miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp đăng ký giải thể, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ được hưởng miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Các cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ quản lý nhà nước sẽ được miễn phí trong việc cung cấp thông tin doanh nghiệp.
Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trong lần đăng ký đầu tiên
Các chi phí về thuế cần lưu ý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
STT Tiêu chí Loại hình doanh nghiệp chịu thuế
1 Thuế môn bài Thuế môn bài của doanh nghiệp theo vốn điều lệ đăng ký:
Vốn trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
Vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm
2 Thuế giá trị gia tăng (VAT) Doanh nghiệp là đối tượng phải chịu thuế GTGT. Và có hai phương pháp để doanh nghiệp nộp thuế GTGT là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng tùy vào từng loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ mà có các mức thuế 0%, 5% và 10%.

3 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Doanh nghiệp có hai phương pháp kê khai thuế TNDN là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20-22% lợi nhuận của doanh nghiệp.
4 Thu nhập cá nhân (TNCN) Còn đối với doanh nghiệp: Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định pháp luật thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế TNDN cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế TNCN.


Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:
Xem thêm: Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài tại việt nam của công ty luật siglaw.